Như vậy một bài viết nội dung trên website dù với mục đích gì nhưng cần đáp ứng được mục đích cơ bản:
- Thỏa mãn người đọc: Để thỏa mãn được người đọc người viết cần cung cấp thông tin hữu ích mà người đọc đang tìm kiếm, nhờ đó thời gian lưu lại trên website lâu hơn đồng thời gia tăng cơ hội để người đọc quay lại website của bạn.
- Mang lại lợi ích cho chủ blog: Việc bạn cung cấp nội dung hữu ích cho người dùng sẽ có lợi cho website của bạn là điều đương nhiên, tuy nhiên điều đó vẫn chưa thể chuyển đổi thành thu nhập cho bạn. Để mang lại được lợi ích cho chủ blog thì bài viết không chỉ thỏa mãn được người đọc mà còn đáp ứng được một số mục tiêu khác như:
- Bán được sản phẩm hoặc dịch vụ
- Xây dựng thương hiệu trong lòng khách hàng
- Thu thập được thông tin khách hàng.
Sau khi đáp ứng được 2 mục đích trên bài viết còn cần được đảm bảo các tiêu chuẩn đề phù hợp với các công cụ tìm kiếm như:
- Số lượng từ tối thiểu trong bài viết: Số lượng từ tối thiểu trong bài viết không có mô tả cụ thể trong thuật toán google nhưng theo các chuyên gia seo lâu năm trong nghề thì số lượng từ tối thiểu là 400 từ.
- Nội dung trong bài viết là duy nhất: Google hay các công cụ tìm kiếm đều không thích việc trùng lặp nội dung trên internet, chính vì thế nội dung của bạn cần duy nhất.
- Bài viết hướng tới chủ đề nhất định: Việc hướng tới chủ đề nhất định cũng là tiêu chí để hướng tới mục đích thỏa mãn người đọc, đồng thời để các công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung mà bài viết đang hướng tới, để khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan đến chủ đề sẽ trả về kết quả tìm kiếm có website của bạn.
Sau khi xây dựng được quy chuẩn viết nội dung cụ thể cho website của mình ở từng loại ngành nghề, hoặc sản phẩm dịch vụ nhất định. Chúng ta sẽ đi tổ chức cách thức viết bài để đạt được hiệu quả đối với người đọc và công cụ tìm kiếm.
Ngoài việc đáp ứng được hai mục tiêu lớn bên trên cho người đọc và chủ website thì bài viết của bạn còn cần phải được tối ưu đối với các công cụ tìm kiếm. Như vậy nội dung trên website cần được tối ưu để các công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung bạn đang đề cập đến vấn đề gì.
Công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào?
- Truy cập vào website của bạn sau đó đọc các bài viết theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái sang phải.
- Lên danh sách từ khóa trên bài viết
- Đánh giá chỉ mục bài viết theo từ khóa
- Mã hóa lưu trữ dữ liệu
- Khi người dùng tìm kiếm các từ khóa sẽ trả về kết quả liên quan
Với việc các công cụ không thể hiểu được nội dung thì người viết bài cần giúp công cụ hiểu được nội dung của bài viết bằng các Onpage chuẩn seo thông qua các bước sau:
Tiêu đề bài viết và tiêu đề con
Tiêu đề bài viết (H1) và tiêu đề con (H2-H6) giúp công cụ tìm kiếm đánh giá được chủ đề mà bài viết của bạn hướng tới, do đó tiêu đề của bạn nhất thiết phải chứa từ khóa chính và các từ khóa phụ liên quan sẽ được phân bổ trong tiêu đề con.
Đoạn đầu tiên của bài viết
Như đã nói ở trên quy trình thu thập dữ liệu trên website của Bot google hay các công cụ tìm kiếm khác sẽ đi từ trên xuống dưới, trái sang phải. Nên ngoài việc có một phần mở bài hấp dẫn với người đọc, bạn cũng nên khéo léo để từ khóa trong phần đầu bài viết, càng về phía bên trái càng tốt.
Phân bổ từ khóa trong bài viết
Từ khóa trong bài viết nên được phân bổ đều từ trên xuống dưới, đồng thời sử dụng thêm từ khóa đồng nghĩa và từ khóa liên quan sẽ giúp google hiểu rõ được chủ đề bạn đang đề cập.
Kêu gọi hành động
Kêu gọi hành động là việc không thể thiếu trong mỗi bài viết, kêu gọi hành động giúp kết nối giữa blogger và người đọc, một số mục đích kêu gọi hành động.
Như vậy với kế hoạch và chiến lược xây dựng nội dung cho website không những giúp bạn có thể tự mình xuất bản nội dung một cách đều đặn và nhất quán mà còn có thể sử dụng để kiểm soát những người cùng viết bài cho bạn.