Để đánh giá được tầm quan trọng của một Website thông qua số lượng, chất lượng của những liên kết được trỏ đến trang web thì Google có đưa ra một thuật toán gọi là PageRank(PR) – xếp hạng các trang web trong bảng kết quả xếp hạng tìm kiếm của Google.
Bài viết này Adcorp đưa ra một số công cụ check PageRank và giới thiệu một số kĩ thuật thông dụng để tăng PageRank. Cuối cùng, Adcorp phân tích vị trí xứng đáng của PageRank trong chiến lược SEO.
1. PageRank là gì?
PageRank (PR) là một thuật toán được sử dụng bởi Google Search trước đây. Thuật toán này đã được sử dụng rất rộng rãi từ những năm 2005 và không còn được google phát triển nữa từ năm 2013. PageRank (PR) là một đánh giá của Google về tầm quan trọng của các trang web trên mạng www.
Về cơ bản, PageRank (PR) là một thuật toán phân tích các liên kết để đánh giá tầm quan trọng, độ nổi tiếng và độ uy tín (Domain authority) của một trang web, thông qua việc tính toán số lượng và chất lượng các liên kết đến trang đó, với giả định rằng các trang web quan trọng hơn sẽ nhận được nhiều liên kết chất lượng hơn từ các website khác.
Một lưu ý quan trọng đó là pagerank (PR) không phải là thuật toán duy nhất được sử dụng để xác định thứ hạng của một website, và có rất nhiều các thuật toán khác góp phần vào việc đánh giá thứ hạng một website.
2. PageRank Google trong SEO
PageRank là thuật toán phân tích liên kết được phát triển bởi chính hai nhà sáng lập Google Larry Page và Sergey Brin, dựa trên giả thuyết rằng những trang quan trọng nhất trên internet là các trang có nhiều liên kết trỏ đến từ các trang khác web khác. PageRank là chỉ số lâu đời cũng như nổi tiếng nhất để quyết định thứ hạng của một trang web trong kết quả tìm kiếm.
Có nhiều công cụ có thể sử dụng để check PageRank như Google Toolbar, PageRank Status extension của Chrome hoặc Add-on SEO Quake của Firefox.
Ngoài ra, có một số công cụ hữu ích khác để kiểm tra chất lượng và tối ưu các liên kết đến website như sau:
– Backlink hunter giúp tìm cơ hội để đặt backlink cho một keyword nhất định
– Link popularity checker sẽ giúp kiểm tra nguồn backlink.
– Link structure cho phép bạn tìm các link bị hỏng trên site.
– Backlink analysis có thể tìm ra số lượng liên kết cả bên trong và bên ngoài website của bạn, dofollow và nofollow backlinks và anchor text.
3. Làm thế nào để tăng PR?
Nguyên tắc chính để tăng PR cho một trang web là tăng số lượng và chất lượng backlinks đến trang web đó. Một trang web được trỏ đến bởi càng nhiều website với PageRank cao sẽ có PageRank càng cao.
Một số kỹ thuật thông dụng có thể làm tăng PR cho website:
– Tạo nội dung chất lượng và độc đáo để thu hút cũng như khích lệ người đọc chia sẻ và link đến
– Đưa website, bài viết lên các directory lớn; một số Directory chất lượng.
– Trao đổi liên kết và đặt banner là cách thông thường nhất để giúp website có PR và lượng traffic tốt
– Comment lên blog và tham gia diễn đàn từng là cách phổ biến để tăng backlinks, tuy nhiên đây cũng là hình thức spam links thông dụng nhất, và vì thế đến nay phần lớn không mang lại hiệu quả về SEO.
Tuy đã lỗi thời nhưng việc comment blog và tham gia diễn đàn một cách xây dựng vẫn có thể mang lại hiệu quả traffic và đóng góp vào chiến lược off-page SEO.
– Social Bookmarking là phương pháp hiệu quả để tăng PR; bằng cách chia sẻ hoặc quảng cáo trên mạng xã hội, bạn có thể có lượng backlink miễn phí và traffic từ đó.
– Liên tục cập nhật nội dung cho website – càng có nhiều bài viết chất lượng, cơ hội có PR tốt càng cao. Hãy luôn giữ website của bạn hoạt động ổn định và thông suốt.
– Nếu website bạn chứa nhiều trang thì việc đặt internal link giữa các trang cũng có tác dụng
– Sử dụng keyword trong anchor text và tối ưu hóa nội dung nhắm tới mục tiêu tìm kiếm hoặc liên kết của người dùng
4. PageRank trong chiến lược SEO
Những trang web có đầu tư nội dung để hỗ trợ tốt cho người đọc và nhờ đó có được một lượng liên kết giá trị do được người dùng link đến, bookmark hoặc chia sẻ trên các mạng xã hội có nhiều khả năng có PageRank cao, và đây cũng là nền tảng cơ bản để đạt được thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm.
Việc tăng PageRank có thể dừng lại ở thu thập những liên kết chất lượng trỏ về một website, tuy nhiên mục tiêu của SEO không dừng lại ở việc đạt được nhiều backlinks mà còn bao gồm tăng traffic, conversions và độ nhận diện của thương hiệu. Người làm SEO do đó phải có kiến thức chuyên sâu về nhiều mảng như tối ưu hóa website cả về cấu trúc lẫn nội dung, xây dựng liên kết với những anchor text đựoc phân tích kĩ càng, lựa chọn nguồn xây dựng link hợp lý và có giá trị cao…